Hàn răng sâu
Trám răng được thường sử dụng trong các trường hợp sau: sau đây là các trường hợp về răng
– Sâu răng: dùng vật liệu trám để bịt kín lỗ sâu răng, ngăn không cho vi khuẩn hoặc các tác nhân bên ngoài như nhiệt độ, hoá chất tấn công, huỷ hoại tuỷ răng.
– Chấn thương: trong các tình huống tai nạn khiến cho răng gẫy hoặc vỡ thì vật liệu trám được sử dụng để tái tạo lại hình dáng ban đầu, đồng thời đảm bảo tốt chức năng nhai của răng.
– Mòn răng: ví dụ trong trường hợp đánh răng quá mạnh, dùng bàn chải lông cứng, khiến cho lớp men răng ở bề mặt cổ răng bị hao mòn đáng kể, lộ lớp ngà răng, khiến người bệnh rất nhạy cảm khi ăn uống đồ nóng hoặc lạnh. Khi đó người ta có thể trám vết mòn, bảo vệ lớp ngà răng.
– Nhu cầu thẩm mỹ: ví dụ như răng cửa có màu vàng, mất thẩm mỹ, có thể sử dụng chất trám răng có màu trắng để bao bọc bề mặt răng, làm cho răng trở nên trắng.
Các loại vật liệu trám răng1. Amalgam: Là loại vật liệu trám được sử dụng lâu đời nhất, có trên 100 năm tuổi. Đây là một hỗn hợp của các phân tử kim loại bao gồm thuỷ ngân, bạc, kẽm, đồng…
+ Ưu điểm: của Amalgam là rẻ, dễ dùng, sức chịu lực tốt nên thường được dùng trong các xoang to hoặc ở những nơi chịu áp lực lớn như mặt nhai của răng hàm.
+ Nhược điểm: là không thẩm mỹ do có màu xám bạc. Do đó thường chỉ được dùng để trám các răng ở phía trong của hàm răng như răng hàm. Ngoài ra, Amalgam còn dẫn nhiệt tốt, ảnh hưởng đến cảm giác của người bệnh khi ăn thức ăn nóng, lạnh.
2. Xi-măng silicat: cũng là loại vật liệu được sử dụng từ lâu. Nó có tính thẩm mỹ cao hơn Amalgam do màu sắc gần giống màu của răng.
+ Ưu điểm: của xi-măng này là dễ sử dụng, giá rẻ, dẫn nhiệt kém, bám vào răng rất chắc nên ít trường hợp bị rơi ra sau khi trám. Ngoài ra một số loại xi-măng silicat có chứa Flo, do đó có khả năng chống sâu răng.
+ Nhược điểm: là yếu, khả năng chịu lực và chống mòn kém, do đó chỉ dùng để hàn cổ răng, là nơi dễ phát sinh sâu răng và ít chịu tác động của ngoại lực có cường độ lớn.